Huyện Thạch An nằm ở phía nam tỉnh Cao Bằng, huyện giáp với huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây thạch đen, hiện nay đã trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Thạch đen có tính mát, vị ngọt vừa phải, thạch ngon sạch, dai, dòn, dẻo, thơm ngon, đúng vị truyền thống, rất tốt cho sức khoẻ.
Huyện Thạch An nằm ở phía nam tỉnh Cao Bằng, huyện giáp với huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây thạch đen, hiện nay đã trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Thạch đen có tính mát, vị ngọt vừa phải, thạch ngon sạch, dai, dòn, dẻo, thơm ngon, đúng vị truyền thống, rất tốt cho sức khoẻ.
Toàn huyện có 9/16 xã, thị trấn trồng thạch đen với diện tích trồng từ 200 ha đến 360 ha, trong đó các xã: Đức Thông trồng trên 70 ha, Trọng Con trên 40 ha, Minh Khai 30 ha, Canh Tân 20 ha...; nông dân thu hoạch hàng năm với sản lượng từ một nghìn đến hai nghìn tấn. Nhiều xã đã thành lập trạm thu mua tiêu thụ sản phẩm. Thạch đen nguyên liệu đã cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong cả nước và Quốc tế. Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm đa dạng từ thạch đen, trở thành món ăn thường ngày của người dân, được bán tại các chợ và siêu thị trong toàn quốc. Thạch đen đem lại thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha, là cơ sở quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng.
Để phát triển thạch den nhanh và bền vững, huyện Thạch An cần có Quy hoạch vùng chuyên canh hợp lý; tạo sự liên kết về đầu tư giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp/HTX, nhà nông, nhà khoa học, trong việc thành lập các cơ sở thu mua, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tập huấn khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thạch đen đảm bảo về năng suất, chất lượng và hiệu quả